Công nghệ SXRD máy chiếu Sony & Những lời hứa “bỏ lỡ”

Sony là một hãng công nghệ từ Nhật với rất nhiều mảng sản phẩm chất lượng ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ giải trí, kinh doanh, giáo dục đến các thiết bị tiện dụng trong gia đình. Sony nổi tiếng từ xưa với sản phẩm ban đầu là thiết bị nghe nhạc, tiếp đến là Tivi, các thiết bị loa, âm thanh và sau này là sản phẩm máy chiếu.

Công nghệ SXRD máy chiếu Sony

Ban đầu Sony chỉ chú tâm sản xuất các dòng máy chiếu sử dụng công nghệ 3LCD với thiết kế không quá phức tạp, các tấm nền LCD cũng có khả năng dễ dàng sửa chữa và thay thế nếu có lỗi. Đồng thời hãng cũng cho phép sản xuất OEM các linh kiện thay thế cho 3LCD Prism block (khối lăng kính 3LCD), nên việc bảo hành, sửa chữa và thay thế linh kiện cũng vì vậy mà khá dễ dàng. Chiếu máy chiếu đầu tiên của Sony có tên gọi là LPH-350J sử dụng công nghệ hình ảnh 3LCD, là tiền thân của các máy chiếu Sony hiện nay.

Tuy nhiên, kể từ những năm 2003 về sau, máy chiếu Sony mới thực sự trở nên phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới và chiếm lĩnh thị trường công nghệ máy chiếu cho hầu hết các phân khúc từ bình dân đến cao cấp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu giải trí gia đình, dạy học, chơi game…

Sau đà phát triển và được khách hàng tin tưởng lựa chọn, năm 2011 Sony cho ra mắt mẫu máy chiếu Full HD và 4K đầu tiên trên thế giới đều sử dụng công nghệ SXRD. Kể từ đó công nghệ này chính thức được phát triển song song cùng công nghệ 3LCD.

Nhiều người vẫn nhầm lẫn 2 công nghệ này khác nhau, tuy nhiên bài viết này VNPC sẽ chỉ ra những điểm giống và khác nhau trên 2 công nghệ xử lý hình ảnh này, để các bạn có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn.

Công nghệ SXRD Sony là gì ?

Công nghệ ban đầu của Sony là 3LCD, ưu điểm của công nghệ này là khả năng hiển thị hình ảnh “tự nhiên, chân thực”. Tuy nhiên chỉ như vậy thôi thì chưa đủ, người am tường HD thường cầu kỳ, khó tính và có những yêu cầu khắt khe hơn về hình ảnh, đặc biệt càng về sau, công nghệ sản xuất phim ảnh và các game giải trí thường có độ phân giải cao, tần số quét ảnh lớn và tương phản cũng phải ở mức độ chuyên nghiệp và pro hơn. Chính vì vậy, Sony đã nghiên cứu và phát triển công nghệ SXRD để đáp ứng tốt nhất 3 tiêu chí này của “dân chơi HD đúng nghĩa”.

Công nghệ SXRD (Silicon X-tal Reflective Display) là một công nghệ hiển thị ánh sáng phản xạ được phát triển bởi Sony. Nó được sử dụng trong các thiết bị hiển thị, như máy chiếu và TV màn hình lớn, để tạo ra hình ảnh chất lượng cao.

SXRD sử dụng một ma trận các vi mô gương nhỏ được làm bằng silic. Mỗi vi mô gương tương ứng với một điểm ảnh trên màn hình hiển thị. Khi ánh sáng đi qua các gương này, nó được phản xạ lên một màn hình chiếu hoặc màn hình LCD để tạo ra hình ảnh.

Công nghệ SXRD được coi là một phiên bản phát triển từ công nghệ LCoS (Liquid Crystal on Silicon). Nó cải tiến độ phân giải và khả năng tái tạo màu sắc so với công nghệ LCoS truyền thống.

Một trong những ưu điểm của công nghệ SXRD là khả năng tạo ra hình ảnh rõ nét với độ phân giải cao và độ tương phản tốt. Nó cũng có khả năng tái tạo màu sắc chính xác và trung thực, mang lại trải nghiệm xem phim và giải trí sống động.

Sony VPL-XW7000ES

Sony đã áp dụng công nghệ SXRD vào nhiều dòng sản phẩm, bao gồm máy chiếu và TV màn hình lớn. Đặc biệt, các máy chiếu SXRD của Sony được đánh giá cao trong ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng chuyên nghiệp và gia đình.

Độ nét hình ảnh của máy chiếu công nghệ SXRD vượt trội hơn

Nếu bạn mang 1 máy chiếu khác cùng độ phân giải và chiếu song song với 1 máy chiếu Sony sử dụng công nghệ SXRD, thì sẽ thấy Sony cho ra hình ảnh có độ “mịn” và “nét hơn”, tại sao lại như vậy? Lý do là các tấm nền Lcos trên công nghệ SXRD được bao phủ thêm một lớp “chất lỏng đặc biệt” được sắp xếp chi chít trên bề mặt tấm nền, giúp tái tạo và hiển thị hình ảnh sắc nét hơn các tấm nền LCD thông thường.

Ánh sáng từ bóng đèn khi đi qua các kính lọc màu và tấm nền Lcos cũng sẽ được xử lý kỹ hơn, để khi đi qua ống kính (lens) hình ảnh sẽ được hiển thị với màu sắc có khi còn chuẩn và đẹp hơn cả hình ảnh gốc. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người thắc mắc, cùng1 công suất bóng đèn nhưng máy chiếu Sony SXRD thường cho ra hình ảnh “có vẻ tối hơn” máy chiếu thông thường.

Khả năng chuyển đổi phim 2D sang 3D và ngược lại

Khối lăng kính đặc biệt SXRD giúp hình ảnh có chiều sâu tốt hơn, đó là lý do tại sao bạn thường thấy các máy chiếu Sony công nghệ này thường phải có hệ số tương phản tối thiểu từ 500.000:1 trở nên, phổ biến hơn ở mức 1.000.000:1 và 2.000.000:1, trong khi các máy chiếu khác của Sony sử dụng công nghệ 3LCD thường chỉ từ 10.000:1 đến 30.000:1 là cao lắm rồi.

Vì lý do này, các dòng máy của Sony thường có thêm tính năng đặc biệt là cho phép chuyển đổi phim định dạng 2D sang 3D và ngược lại, đây là tính năng giải trí gia đình mà hầu hết mọi người đều khá quan tâm khi đầu tư máy chiếu cho phòng phim gia đình của mình.

Xem phim, chơi game mượt mà hơn với 200 khung hình/giây

Điểm mạnh mà các máy chiếu công nghệ DLP thường quảng cáo nhất là tần số quyét ảnh (frame rate), tính năng này cho phép hiển thị và xử lý hình ảnh, video chuyển động ở tốc độ cao hơn, nhanh hơn nhưng khi xem thì sẽ có cảm giác không bị delay, lag hoặc “cà giựt”.

Đây cũng là một thế mạnh mà các máy chiếu Sony SXRD sở hữu, hầu hết các dòng máy chiếu này đều có khả năng hiển thị hình ảnh chuyển động từ 200 frame rate /second (khung hình trên giây), đó là lý do các máy chiếu SXRD thường được nhìn thấy ở các phòng xem phim, chơi game của những thần dân “gamer và phim ảnh”.

Những bất cập và khoảng trống chưa được đầu tư

Trên đây, là những điểm sáng, dấu ấn và những điều mà chỉ có Sony mới làm được. Tuy nhiên, song song với đó là những bất cập mà sau một thời gian sử dụng, chúng ta mới thấy được.

Đầu tiên là không có linh kiện OEM, linh kiện thay thế không được sản xuất đại trà, nên khi có sự cố kỹ thuật thì việc sửa chữa, thay thế linh kiện hầu như gặp nhiều khó khăn.

Thứ 2, những máy chiếu SXRD thường có kích thước cồng cềnh, tiêu tốn nhiều điện năng vì cơ bản hầu hết vẫn còn sử dụng bóng đèn Halogen thuỷ ngân.

Cuối cùng, là máy chiếu Sony SXRD không dành cho dân chơi phổ thông, để đầu tư được một máy chiếu SXRD bạn phải bỏ ra số tiền trên dưới 200 củ, đây không phải là con số nhỏ so với một máy chiếu thông thường chỉ vài chục triệu.

Sau sự ra đi của công nghệ đèn Halogen thuỷ ngân trên máy chiếu Sony phổ thông từ 2020, Sony vẫn âm thầm phát triển các dòng máy Laser độ sáng cao, điển hình có VPL-PHZ11, VPL- CXZ10 là những model siêu bền cho hội trường, trung tâm hội nghị, siêu thị…dân chơi HD kỳ vọng công nghệ đèn Laser cũng được phát triển trên SXRD sẽ là một cuộc cách mạng trong thời đại 5.0.

Xem thêm các dự án tương tự