Những lỗi thường gặp ở máy chiếu và cách phòng tránh

Máy chiếu là một thiết bị đặc thù, có thiết kế không giống bất cứ thiết bị điện tử, tin học nào, vì vậy trong quá trình sử dụng, để tăng tuổi thọ của máy chiếu và bóng đèn, chúng ta cần sử dụng và bảo quản đúng cách.

Hôm nay, VNPC xin chia sẻ với các bạn những lỗi thường gặp để biết cách phòng tránh và khắc phục tốt nhất.

ÍT SỬ DỤNG HOẶC SỬ DỤNG KHÔNG THƯỜNG XUYÊN

Máy chiếu bị hư LCD làm loang màu, vàng màu, nhòe chữ

Việc này sẽ dẫn đến việc hư các tấm nền LCD (đối với máy chiếu 3LCD – công nghệ Nhật Bản) : tấm LCD màu đỏ, LCD màu xanh dương và LCD màu xanh lá.

  • Nếu không tin, các bạn tìm Google từ khóa “lỗi nhòe màu chữ, sai màu, loang màu, vàng màu” với các model máy chiếu giá rẻ Sony VPL-DX100, Sony-DX102, DX122, DX120, DX145, EX230, EX290, EX295 hoặc trên các dòng máy chiếu Panasonic PT-LB300, Panasonic PT-LB303, LB332, LB423, LB353, LB382…
  • Nguyên nhân: Một trong hoặc cả 3 tấm LCD Panel bị lỗi, bị ẩm do máy chiếu ít được làm nóng (khi sử dụng)
  • Phòng tránh: luôn cấp nguồn cho máy hoặc sử dụng máy thường xuyên hơn, hoặc cho máy chạy ít nhất 30p mỗi tuần để tránh bị hơi ẩm từ không khí đi vào làm ảnh hưởng.
  • Cách khắc phục: Bắt buộc phải thay mới tấm LCD bị hư, kỹ thuật viên sửa chữa sẽ kiểm tra xem tấm nào bị hư và nhân viên kinh doanh của VNPC sẽ liên hệ báo chi phí thay mới tới quý khách hàng.

MỜ, HÌNH ẢNH CHIẾU KHÔNG ĐỀU, BỤI BẨM BÁM NHIỀU

Lỗi này gặp nhiều ở máy chiếu công nghệ DLP, do đặc thù không có lọc bụi nên trong quá trình sử dụng sẽ có nhiều bụi bẩn bám bên trong các bộ phận xử lý ánh sáng, ống lens, quạt làm cho hình ảnh chiếu bị mờ.

  • Khắc phục: bảo trì máy chiếu định kỳ.
  • Phòng tránh: vệ sinh bộ lọc bụi (Filter) thường xuyên nếu có (máy chiếu Hitachi, Panasonic, Eiki…), sau khi vệ sinh xong ta cần vào trong menu setting và reset bộ đếm giờ của Filter.

HÌNH ẢNH CHIẾU BỊ ĐỐM TRẮNG, CHẤM ĐEN

Hình ảnh máy chiếu bị đốm trắng

Đây là hiện tượng rất hay gặp ở máy chiếu có biểu tượng DLP công nghệ Mỹ (Mitsubishi, Infocus, Acer…).

  • Nguyên nhân:chip DMD, do mỗi chip DMD đều có tuổi thọ nhất định nên đến một lúc nào đó, khi khai thác quá tuổi thọ, nó sẽ được “về hưu”.
  • Phòng tránh: chưa có cách
  • Khắc phục: bắt buộc phải thay chip DMD mới.

KHÔNG NHẬN TÍN HIỆU CỔNG HDMI

Máy chiếu không nhận cổng tín hiệu HDMI

Cổng HDMI hiện tại là cổng kết nối truyền hình ảnh chất lượng đẹp nhất trên máy chiếu (tương đương cổng DISPLAYPORT), có nhiều máy sau một thời gian sử dụng, cổng này bị lỗi không nhận tín hiệu, hoặc lúc nhận lúc không.

  • Nguyên nhân: do người sử dụng rút hoặc gắp cáp khi máy đang hoạt động. Vì nguyên lý, khi hoạt động, cổng HDMI sẽ truyền luôn tín hiệu hình ảnh + âm thanh nên có nguồn điện 5V đi kèm, khi đang truyền tín hiệu mà bị cắt đột ngột, sẽ dẫn đến hư các cổng HDMI trên thiết bị đầu cuối, trong một số trường hợp, có thể hư luôn cả cáp HDMI nếu cáp có tính năng chống nhiễu.
  • Phòng tránh: gắn cáp HDMI trước khi khởi động máy, hoặc sau khi đã tắt máy hoàn toàn.
  • Khắc phục: khi cổng tín hiệu HDMI bị lỗi, chỉ có cách phải mang đi sửa, trong một số trường hợp có thể thay các IC, chip điều khiển HDMI. Trường hợp nặng có thể hư mainboard thì phải thay thế mainboard mới.

Trên đây, bằng kinh nghiệm và sự từng trải, VNPC xin chia sẻ cho quý khách hàng những kinh nghiệm bỏ túi, nhằm giúp quý khách hàng, anh chị có thêm thông tin, kiến thức khi sử dụng và bảo quản và sửa chữa máy chiếu.